mùa yêu đương
đơm những trái buồn
em không muốn ngắt đi
chúng đẹp quá đỗi
em chờ chúng rụng xuống
và sự chờ làm em đau
Chuyện là vầy, hổm bửa anh Trần Phan có làm một bài sáu tám rất tình. Linh tinh đọc thế nào lại linh tinh họa bài sáu tám đó cùng anh. Hôm nay, trời bỗng dung nhẹ lên cao, không hiểu vì sao buồn lại mon men qua nhà anh, lượm mót đem về, chỉnh sửa chút chơi, treo trong nhà cho nó “hoành tá tràng”. Thôi chẳng dông dài nữa, nó đây ạh:
Nắng buồn
xếp lại trong mây
heo heo gió chạm
rơi gầy guộc mưa
Ta tìm em
cuối ngày xưa
gối xuân xanh
ngủ cho vừa chiêm bao Continue reading
======
Ai đó kể tôi nghe một câu chuyện
Chuyện xửa xưa rồi
Mà cũng mới hôm qua thôi
.
Trong câu chuyện đó…
Có nỗi buồn, niềm vui
Có nỗi không buồn, có niềm chẳng vui
Khóc khóc, cười cười
.
Trong câu chuyện đó…
Có kẻ thắng, người thua
Có kẻ không thắng, có người chẳng thua
Mê mải phân bua
replay cho một ngày tháng tư…
.
Tháng tư về
Gió nhè nhẹ
Con dế ngân nga khúc sang mùa
Em ngơ ngẩn khi trời đổ cơn mưa
Tìm một ô cửa cuối phố mây ùa về che mất
Phố vẫn tấp nập
Phố không anh Continue reading
Căn phòng tim tôi nho nhỏ, chứa đầy ắp đồ
Một ngày rỗi, không chen chúc lô nhô
Tôi xắn tay, dọn.
Vất đôi ba vạt nắng (nắng ngày nào cũng xõa vào vai)
Quăng mấy giọt mưa (mùa ẩm ướt về, nước ù lì đọng vào vách phòng rỉ rả)
Còn mấy cơn gió lạ (thổi hoang hoải cả giấc mơ) giữ làm gì?
Thế là tôi liệng đi
Tim thành ra rộng rinh quá đỗi.
Ngày em không còn gần, tôi đâm ra lẩn thẩn
Thôi rồi, tôi bịnh!
Đành để yên cho thời gian phẫu thuật tim mình
(Khổ nỗi, thời gian là một vị bác sĩ khó tính
Và không mấy tài ba)
Tôi nghĩ về em trong chập chờn thuốc mê
Tóc hững hờ nghiêng tròn vai nắng
Khúc khích em cười, long lanh em khóc
Tôi rũ rượt, thở gấp
Phòng điều trị của thời gian, mùi quá khứ ngập đầy
Hôm qua đó
Tôi ngủ quên
Mơ
Có được một cuộc tình ướt mem
Tôi vắt
Roạt…
Phơi ngoài trời nhá nhem Continue reading
Walt Whitman (1819 – 1892) là tác giả của tập thơ Leaves of Grass (Lá cỏ) rất nổi tiếng. Ông là nhà thơ đầu tiên của Mỹ được cả thế giới biết đến. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng đến tư tưởng của một số tên tuổi lớn như Henry Miller và D.H.Lawrence. Whitman rất mê đọc sách, ông đọc từ Shakespeare, kinh thánh, cho tới thơ ca Hy Lạp và Ấn Độ. Những thứ ông đọc ít nhiều ảnh hưởng đến các tác phẩm của ông sau này cả về vần điệu lẫn tư duy.
Tập thơ Leaves of Grass (Lá cỏ) in lần đầu gồm 12 bài thơ và một bài mở đầu, sau này có tên gọi Song of Myself. Chủ đề xuyên suốt tập thơ là ý nghĩa của đời sống con người trong mối liên hệ giữa tâm hồn và thể xác, giữa thần thánh và người trần mắt thịt, sự tiến hóa của những hình thái cuộc sống, sự bình đẳng giữa mọi sinh linh và cuộc phiêu lãng muôn thuở của linh hồn trong quá trình sinh, tử và hồi sinh trở lại. Tập thơ Leaves of Grass (Lá cỏ) là tác phẩm thơ duy nhất thể hiện vẻ muôn mặt của đời sống nước Mỹ và đề cao tư tưởng dân chủ. Thế kỷ XX, Lá cỏ được thừa nhận là một trong những sự kiện văn học quan trọng nhất, đã làm một cuộc cách mạng trong thi ca, với sự ra đời của một thể thơ mới – thơ tự do, mà Walt Whitman là người khởi xướng. Continue reading
Theo em
tìm một cuộc chơi
giận mình chưa biết yêu người, đã xa
Theo em
chơi cuộc thật thà
vươn tay Continue reading
Em nghịch gió
em thả diều
chẳng ngờ câu được bóng chiều về theo
Em khuấy nước
khoan nhặt chèo
trăng nghiêng giấc ngủ trong veo, trộm nhìn Continue reading